Kho tháng 12/2006

Thứ sáu, 29 Tháng mười hai năm 2006 17:39:49 ICT

Xem chữ Nhật không bị anti-alias

Xft backend của VTE có vấn đề khi chọn phông chữ (ít ra là không chọn theo cách Pango và Ft2 dùng) nên thiết lập trong /etc/fonts/local.conf bị bỏ qua vì dùng không đúng phông.

Cách đơn giản để giải quyết vấn đề khi gọi gnome-terminal là bỏ qua Xft backend

VTE_USE_XFT=0 gnome-terminal

Các tuỳ chọn khác có thể quan tâm sau khi tắt Xft là VTE_USE_FT2, VTE_USE_GL, VTE_USE_PANGOXVTE_USE_PANGO. Do VTE chọn backend theo thứ tự Xft, đến Ft2, GL, Pango rồi PangoX nên muốn dùng backend nào thì phải tắt tất cả backend phía trước.

Tắt antialias cho một phông chữ thì đơn giản. Đoạn cấu hình sau tắt tất cả các phông "Kochi" (có hai là Kochi Gothic và Kochi Mincho). Nên tắt autohint luôn để có thể dùng BCI.

	<match target="font">
		<test name="family" compare="contains"><string>Kochi</string></test>
		<edit name="antialias" mode="assign"><bool>false</bool></edit>
	</match>

Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Mánh và mẹo, GNOME

Thứ năm, 28 Tháng mười hai năm 2006 15:03:15 ICT

Động đất

Chưa bao giờ động đất tác động rõ rệt đến thế này :P Bài này chắc chỉ có thể xuất hiện trên mạng sau khi hậu quả đã được xử lý xong vì giờ không tài nào liên lạc với dev.gentoo.org được.

Cũng may, GMail vẫn chạy (cho đến hôm qua). Hôm nay bắt đầu chuyển qua dùng GMail Basic HTML. Tiện thể bắt đầu từ hôm nay chuyển qua tận dụng GTalk/Jabber nhiều hơn. YIM chỉ để kiểm tra tin vài ngày 1 lần. Những ai may mắn đọc được những dòng này và muốn liên lạc, còn duy nhất một địa chỉ: pclouds tại gmail chấm com (hoặc mail, hoặc Jabber).

Um.. Tô-ít được bảy bảy năm, thêm một trăm nữa là có vàng rồi.


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ hai, 25 Tháng mười hai năm 2006 19:48:20 ICT

Cuộc đời của Pi

Rất mừng là "Pi" chứ không phải "P" trong "pclouds". Tuy nhiên, do trùng hợp cái tên hiệu (và có lẽ cũng hơi giống nhau về nguồn gốc của cái tên này) nên cũng đáng viết vài dòng về quyển truyện này: Cuộc đời của Pi của Yann Martel.

Bài viết dưới đây coi là bình luận cũng được, phân tích cũng được, miêu tả/tường thuật cũng được. Kể cũng khá lâu kể từ ngày phải làm bài tập làm văn cuối cùng. Cũng đáng để tự kiểm tra lại coi "tài năng" hành văn của mình có còn sót lại chút nào không.

Một ngày phải bất đắc dĩ ra đường vì một lý do lãng nhách. Lòng vòng chẳng biết đi đâu, ghé đại vào nhà sách Nguyễn Văn Cừ. Hôm nay nhà sách gặp may: mình mua một cuốn sổ ca-rô nhỏ giá ... 2000 đồng! Nói may bởi vì đã rất nhiều tháng rồi mới mua một cái gì đó ở đây. Và "gặp may" thật. Sau khi đi dạo vài vòng, có một tựa sách đập vào mắt: Cuộc đời của Pi. Đây là một tựa sách đã được đề cập trong cuốn "Con nhân mã trong vườn" đã đọc cách nay không lâu. Nhờ đã biết tựa sách này nên nó gây được chú ý hơn so với những cuốn sách còn lại trên kệ sách. Bỏ thêm vài mươi ngàn cho cuốn sách, chạy ra quán cà phê ngồi nghiền ngẫm.

"Cuộc đời của Pi" là một cuốn sách kể lại cuộc hành trình vượt đại dương của Pi, tên đầy đủ là Piscine Molitor Patel, trên một chiếc tàu cứu hộ sau tai nạn đắm tàu. Vậy có gì hay? Đã có nhiều truyện, phim về đề tài này. Tuy nhiên ở Cuộc đời của Pi, ta tìm được một khởi đầu mới mẻ: trên tàu không chỉ có nhân vật chính mà còn thêm vài vị khách thú vị bao gồm một con ngựa vằn gãy một chân, một con khỉ độc, một con linh cẩu và một con hổ Bengal! Như một nhận xét ở mặt sau quyển sách: "Bối cảnh đã được dựng lên cho một trong những tiểu thuyết lạ thường nhất trong nhiều năm gần đây". Đây là một tiểu thuyết, theo lời kể của tác giả, dựa trên một chuyện có thật của nhân vật chính cùng tên. Tác giả trong lúc tìm kiếm một đề tài cho tác phẩm mới của mình đã đi đến Ấn Độ và gặp được một lão già. Lão đã kể lại câu chuyện và giới thiệu nhân vật chính cho tác giả...

Cũng như một bài tập làm văn kiểu mẫu, tác phẩm mở đầu với một mở bài giới thiệu về nhân vật chính: Piscine Molitor Patel. Piscine là một cậu bé Ấn Độ, có cha là một nhà quản lý khách sạn và sau này chuyển sang làm quản lý vườn thú, cái vườn thú với những con vật sẽ gắn bó với "Pi" hơn bảy tháng trời trong suốt cuộc hành trình. Nhân nói đến "Pi", hãy nói vài dòng về nguồn gốc của cái tên này. Piscine có một điểm không hay là nó dễ bị đọc nhầm thành "pissing". "Pissing" là một nguyên nhân tuyệt vời cho bọn trẻ cùng lứa đùa cợt Pi. Vì vậy cậu bé đã nghĩ ra một cái tên dễ phát âm và dễ nhớ hơn. Hãy xem cách cậu bé thực hiện:

Rồi đến lượt tôi. Đã đến lúc giết quỉ Satan. Medina hỡi, ta đến đây rồi.

Tôi đứng dậy và bước vội lên bảng đen. Trước khi ông thầy kịp mở miệng, tôi đã nhặt cục phấn và vừa nói vừa viết:

p=. Tên tôi là

p=. Piscine Molitor Patel.

p=. Thường gọi là

tôi gạch đít hai lần hai chữ đầu tiên của tên tôi

p=. Pi Patel

Để cho chắc ăn, tôi viết thêm:

p=. π = 3,14

rồi tôi vẽ một vòng tròn tướng, chia một nhát thành hai phần với một nét đường kính thẳng băng để nhắc đến bài hình học cơ bản

"Pi" đã ra đời như thế. Nhân tiện nói qua về sự ra đời của "Bi". Ban đầu, có một thằng với cái biệt danh "pclouds". Nhiều người đọc nó thành p-c-louds. Tuy nhiên nó lẽ ra phải đọc là p-clouds. Một vài lần trên mạng, vuhung chắc mỏi tay nên thay vì viết nguyên chữ pclouds, chỉ viết mỗi chữ "p". Dần dần hình thành một nhu cầu phải "phiên âm" pclouds sang một thứ gì đó dễ đọc hơn: pi-cờ-lao ra đời. Dĩ nhiên với người Việt Nam thì làm gì có âm hơi "pi" nên lại phải biến đổi một lần nữa, Việt Nam hơn: Bi Cờ Lao. Chết tên "Bi" từ đó đến giờ. Đây là một trong những lý do có bài viết này. Mà thôi, quay lại với cậu bé Pi trong truyện.

Cậu bé Pi là một người khá kỳ lạ. Sau này, khi lớn lên, cậu theo đuổi một lúc hai ngành học hoàn toàn trái ngược nhau: tôn giáo và động vật học. Tuy nhiên điều này không phải vô căn cứ. Hãy nhìn lại thời thơ ấu của cậu. Cậu là một người Ấn Độ và tự nhận mình là theo đạo Hinđu từ lúc còn bé tí. Đây không phải là tôn giáo duy nhất của cậu bé. Cậu tiếp cận đạo Cơ đốc, rồi đạo Hồi. Cậu theo đuổi cả ba tôn giáo cùng lúc, dẫn đến một tình huống buồn cười, khi cả ba giáo sĩ thuộc ba tôn giáo khác nhau đến gặp cậu và bố cậu. Câu trả lời cho yêu cầu của ba thầy cả "Nhưng cậu không thể là một người Hinđu, một người Cơ đốc, và một người Hồi giáo. Không thể thế được. Cậu ấy phải lựa chọn" là một câu trả lời đơn giản và đáng để suy ngẫm: "Con chỉ mong được yêu thương Thượng đế mà thôi". Các tôn giáo dường như đã vượt quá mục tiêu ban đầu của chính nó... Ngoài sự chạm trán của ba tôn giáo. Còn một cuộc chạm trán khác không thú vị bằng: cuộc chạm trán giữa ông Satish Kumar động vật học và ông Satish Kumar tôn giáo (Hồi giáo). Một cuộc chạm trán không có gì đặc biệt, chỉ khác một chỗ nó cùng gặp nhau ở cậu bé. Giai đoạn cậu bé đang sống, nước Ấn Độ vào những năm 1970, đang là thời kỳ của gia đình Gandhi nổi tiếng. Khổ nỗi gia đình Patel không yêu thích bà Gandhi cho lắm. Cuối cùng, Tamil Nadu, nơi có cái sở thú be bé mà bố cậu bé đang quản lý, đã rơi vào tay bà Gandhi. Gia đình quyết định di cư sang Canada. Từ đây, câu chuyện bắt đầu...

Giọng văn xuyên suốt phần mở đầu của truyện mang nét hài hước, hóm hỉnh, châm chích, đôi khi phải gọi là "đâm thọt". Đọc thấy có đâu đó bóng dáng của Aziz Nesin. Như cách giải thích cho việc chuyển đổi từ nghề quản lý khách sạn sang quản lý vườn thú của ông Patel cha: "Trước khi dọn đến Pondicherry, cha tôi quản lý một khách sạn lớn ở Madras. Lòng ưa thích động vật khiến ông chuyển sang nghề vườn thú. Một bước quá độ tự nhiên, ta có thể nghĩ vậy". Xem ra quản lý nơi ở con người với nơi ở của con vật cũng không khác nhau nhiều lắm. À không. Dĩ nhiên có khác nhau chứ. Bọn "khách trọ" trong vườn thú "đòi hỏi không phải chỉ một chỗ trú chân, mà thực sự là một nơi ăn chốn ở hẳn hoi; chúng lại luôn có khách đến thăm, lắm bọn rất ồn ào và bừa bãi". "Phải dọn dẹp liên miên, vì khách trọ đứa nào cũng bẩn thỉu như bọn nghiện rượu cả". "Nói thật tình, nhiều khách trọ còn là bọn bệnh hoạn tình dục, hoặc bị nhịn quá mà thỉnh thoảng lại lên những cơn động cỡn điên cuồng, hoặc công khai bậy bạ, khiến cho ban quản lý luôn phải chứng kiến những cuộc mây mưa đá lở đất long không khuôn phép gì hết và cả những vụ loạn luân công khai ầm ĩ". Ừ, đó chỉ là con vật, nhưng chợt giật mình nghĩ về con người. Con người, loài mà theo ông Patel cha là loài nguy hiểm nhất.

Ngay sau quầy bán vé, cha tôi cho kẻ một dòng chữ sơn đỏ lên tường: "Đố quý vị biết con vật nào trong vườn thú là nguy hiểm nhất?" Một mũi tên chỉ về một tấm rèm nhỏ. Đã có biết bao nhiêu bàn tay tò mò háo hức kéo tấm rèm đó, đến nỗi chúng tôi thường xuyên phải thay cái mới. Đằng sau nó là một tấm gương.

Mà thôi, không nên cứ đay nghiến cách nhìn một con người như nhìn một con thú. Có lẽ cảm nhận là tuỳ vào người đọc. Quay lại với giọng văn của Yann Martel. Một trong những điều tạo nên nét hóm hỉnh trong văn của ông là những nhận xét hết sức độc đáo và bất ngờ. Ở đây là bất ngờ về cách nhìn tôn giáo, dưới con mắt của một tín đồ Hinđu nhỏ dại. Về Cơ đốc giáo, "nó nổi tiếng là có ít thánh thần và đầy rẫy bạo lực. Nhưng nó có nhiều trường học tốt". Còn Hồi giáo "có nhiều điều tai tiếng tồi tệ hơn cả Cơ đốc giáo -- ít thần thánh hơn, nhiều bạo lực hơn, và chưa thấy ai nói điều gì tốt về trường học Hồi giáo bao giờ". Còn có một số nhận xét thú vị về thần thánh của Cơ đốc giáo dưới góc nhìn của Hinđu giáo. Xin để dành sự bất ngờ cho những độc giả của sách. Ngày 21 tháng Sáu năm 1977, gia đình Patel rời Mandras đi Canada trên tàu Tsimtsum, cuộc hành trình bắt đầu...

Nói cho chính xác, số lượng hành khách trên chiếc tàu cứu hộ của Pi không chỉ có con ngựa vằn, khỉ độc, linh cẩu và hổ, mà còn có thêm chuột, gián và ruồi. Nhưng cho dù bao nhiêu đi nữa, số hành khách vượt hết được quãng đường chỉ có hai: Pi và con hổ Bengal tên "Richard Parker". Hành trình hai nhân vật, một người một động vật như thế dễ làm ta liên tưởng đến "Ông già và biển cả" của Ernest Hermingway. Nếu ông già của Ernest Hermingway có dịp đọc truyện này, ông sẽ thấy hạnh phúc hơn nhiều. Ở trường hợp của ông, con cá hung tợn sống ở một thế giới khác, ông sống ở một thế giới khác, biệt lập. Pi không có được cái hạnh phúc lớn lao đó. Giữa Pi và con hổ Bengal chỉ cách nhau một tấm bạt. Nếu không tính tấm bạt thì có chừng vài mươi mét vuông diện tích có thể đứng được, dành cho cả hai. Nó giống như ngồi cùng thuyền cứu hộ với thần chết. Thần chết và cũng là bạn đồng hành. Một bạn đồng hành nguy hiểm hơn rất nhiều so với cái quả bóng bầu dục vẽ mặt người trong "Cast away" của Tom Hanks. (Và phải nói thêm Tom Hanks còn có thêm một cái may khác là còn có đất liền.)

Quay lại với nguồn gốc và số phận những con thú còn lại. Hai vị khách đầu tiên của tàu cứu hộ, trước khi đến lượt Pi, là con linh cẩu và con ngựa vằn, có lẽ bị gãy chân sau do bị quăng hoặc nhảy từ trên thuyền chính xuống. Pi là vị hành khách thứ ba. Và có lẽ nhờ con linh cẩu nên Pi trở thành hành khách thứ ba: bọn thuỷ thủ không dám xuống trước nên đẩy Pi xuống để thử. Hành khách thứ tư, con hổ Bengal được Pi cứu lên thuyền trong lúc hoảng loạn. Đến khi chợt nhớ ra "Gượm đã! Cùng với ta à? Ta với mày sẽ cùng nhau ở một chỗ à? Mình điên rồi hay sao?" thì đã muộn. Cần phải nói thêm, cậu bé Pi lúc này mới mười sáu tuổi.

Hành khách thứ năm, hành khách cuối cùng của tàu, đến từ một "đảo chuối", được mô tả đến "trong một vầng hào quang, đẹp không khác gì Mary Đồng Trinh". Đó là con Nước Cam, con khỉ độc cái vùng Borneo.

Các hành khách thú trên tàu hình thành nên một chuỗi thức ăn đơn giản. Con ngựa vằn làm mồi cho con linh cẩu. Đến lượt con Nước Cam, tuy có thể chống trả tốt hơn con ngựa vằn, rốt cuộc cũng vào bụng con linh cẩu. Bầy ruồi bay vo ve, một phần bị linh cẩu ăn, phần còn lại có lẽ rơi xuống nước chết hoặc "may mắn" chết vì đến tuổi. Richard Parker, sau khoảng thời gian im ắng đáng ngờ có lẽ do say sóng hoặc ngấm thuốc, đã vùng dậy và chén nốt con linh cẩu. Bầy gián từng con nhảy khỏi thuyền. Một con chuột chạy ra từ tàu, được Pi ném cho con hổ để tránh trở thành mồi cho nó. Con chuột bị Richard Parker ăn mất. Có thể kết luận ngắn gọn về số phận của các nhân vật phụ trong tàu như sau: một số ít tự tử, số còn lại bị ăn thịt mà cuối cùng thì tất cả số thịt ấy nằm trong bụng Richard Parker. Tất cả diễn ra trong ba ngày đầu tiên.

Nếu phải sống chung với một con hổ trên cùng một con tàu dài tám thước, ngang hơn hai thước, thì có lẽ Pi của chúng ta không còn sống để có thể kể lại câu chuyện này. Pi làm được một cái bè từ các mái chèo, phao và áo cứu sinh, thả bè cách xa tàu một quãng. Bằng cách đó, Pi có thể không phải trở thành con mồi kế tiếp cho Richard Parker trong những ngày đầu. Mà nói đúng ra, nếu Richard Parker ăn mất Pi thì nó không thể sống để còn thấy được đất liền. Nhiều kế hoạch được vạch ra để đối phó với con hổ. Kế hoạch cuối cùng được áp dụng: "Giữ cho nó sống."

Con người khác với con vật ở nhiều chỗ. Ví dụ, con người có thể cảm nhận được sự cô đơn hay sợ hãi. Con hổ Bengal giúp tránh nỗi cô đơn, làm cho Pi cảm thấy bình yên, thấy mục đích của mình, nhưng cũng là nguồn sợ hãi. Cũng giống như Tom Hanks cần có một người bạn trong Cast away. Chỉ khác mỗi điểm, có bạn là một con hổ thì có nhiều việc phải làm hơn. Trước hết phải bảo đảm sự an toàn cho chính mình. Sau nữa, phải lo cái ăn và uống cho mình và cả con hổ (vốn ăn gấp nhiều lần). Những gì Pi có đủ để ăn trong hơn chín mươi ngày và uống trong hơn một trăm hai mươi ngày. Pi và con hổ đã sống qua hai trăm hai mươi bảy ngày.

Hơn hai trăm ngày là một khoảng thời gian dài. Sau bảy ngày đầu tiên được miêu tả chi tiết. Những gì còn lại giống như những ký ức rời rạc, tập trung theo từng chủ đề một. Việc dạy con hổ. Việc bắt cá, bắt rùa, làm thịt. Bão tố. Và những chuyện lạ. Pi ăn hầu như mọi thứ trên biển: cá (cả cá mập), rùa (một món rất ngon và dễ bắt), sò, tôm, rong tảo, cả chim. Thử cả phân hổ nhưng không ăn. Và cả thịt người. Nói như cách nhìn của Pi, giờ nó và con hổ cũng chẳng có gì khác nhau.

Cùng cực, đói khát, chịu đựng. Không còn nhiều chỗ cho giọng văn hóm hỉnh. Tình hình ngày càng bi đát hơn. Rồi cả Pi và con hổ đều mù. Một may mắn là họ gặp được một người mù khác, cũng là nạn nhân cùng vụ đắm tàu với Pi. Người Pháp này trở thành món mồi ngon cho con Richard Parker và một ít dành cho Pi. Không mù hẳn. Vài ngày sau mắt có thể thấy trở lại. Có lẽ tình huống mù tạm thời và gặp một người khác trong tình cảnh này là hư cấu khiêng cưỡng nhất trong suốt tập truyện. Nó đẩy hoàn cảnh của Pi và con hổ lên mức tận cùng.

Bão. Chiếc thuyền nhỏ bị vùi dập trong sóng nước. Không thể cứ ở trên bạt ngoài thuyền mãi. Hoặc làm mồi cho biển, hoặc cho Richard. Leo vào nằm chung dưới bạt với Richard. Con hổ càng về sau giống một người đồng hành hơn một mối đe doạ (sau khi đã dạy cho nó biết đâu là lãnh thổ của nó, đâu là lãnh thổ của Pi). Bão tan. Chiếc bè nhỏ thường làm nơi nương náu trong trường hợp con hổ trở chứng, hoặc săn bắt cá, bị cuốn trôi. Pi chính thức trở lại chung thuyền với Richard. Chẳng còn sợ gì nữa. Khi ngủ quay lưng lại với cọp vì như vậy dễ chịu hơn.

Như người đi trong sa mạc. Sa mạc có ốc đảo thì đại dương cũng có. Một quần thể rong tảo, cây cối, và những con chồn biển. Có thức ăn, có nước ngọt uống. Nhưng không có thiên đường. Đảo cây ăn thịt. Lại quyết định ra đi, dẫn theo con hổ. Bỏ nó lại thì nó chết. Cuối cùng cũng đến được đất liền. Mexico. Con hổ bỏ đi không một lần ngoảnh đầu nhìn lại.

Ông lão Mamaji trong truyện nói với tác giả đây là một câu chuyện "sẽ khiến cho anh tin vào Thượng đế". Không hẳn vậy. Dù rằng Pi có đến ba tôn giáo. Dù rằng cầu nguyện là một trong những hoạt động thường xuyên nhất (mỗi buổi đều cầu nguyện). Nhưng ngoài việc giết thời gian để tránh nghĩ quẩn ra, tôn giáo không giúp được gì khác. Có ba thứ khác quan trọng hơn trong việc giữ gìn sự sống cho Pi. Thứ nhất, đó là "có một ý chí sống thật mãnh liệt", thuộc nhóm thứ ba "không bao giờ bỏ cuộc" so với hai nhóm đầu "bỏ cuộc chỉ với một tiếng thở dài" và "chiến đấu chút đỉnh, rồi mất hi vọng". "Một cái gì đó thuộc về bản chất". Điều thứ hai chính là cách tiếp cận vấn đề. "Tôi sống sót bởi vì tôi đã quyết định phải lãng quên" (và giữ cho mình luôn bận rộn). Nói cách khác, cố gắng loại trừ những tiêu cực từ những suy nghĩ. Thứ ba, Richard Parker -- một nguồn động viên an ủi, một mối đe doạ thường trực.

Phần cuối truyện là một tóm tắt một cách ẩn dụ, khi thay thế các nhân vật thú trong truyện bằng người. Rất tiếc đoạn này bắt đầu oải nên đọc lướt. Chừng nào đọc kỹ lại thì tóm tắt sau.

Cái gì cũng phải đến hồi kết luận. Như kết luận của ông Okamoto là "một câu chuyện rất kỳ lạ về lòng can đảm và sức chịu đựng trong những hoàn cảnh bi thảm và cực kỳ khó khăn". Kết luận của tôi là, bài này (hi vọng) được 5.5 điểm (vẫn như xưa).


Cập nhật 3 lần. Lần cuối: Fri Aug 26 00:20:24+0003 2022

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Sách

Thứ hai, 25 Tháng mười hai năm 2006 11:59:45 ICT

Gossip chơi video/audio

Coi như Gossip vượt qua GAIM ở lĩnh vực phát thanh/phát hình khi hỗ trợ Jingle.

Tới lúc thử gossip rồi :)


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Linux, OSS, GNOME

Chủ nhật, 24 Tháng mười hai năm 2006 14:27:50 ICT

Biosocial

Dường như cuối cùng cũng tìm ra được cái thuật ngữ vẫn đang mò tìm: biosocial. The Humans as the Biosocial không chứa các tham khảo cần thiết. Cái "society" của con người với cái "natural world" có liên hệ gì với nhau? Liệu có sự tồn tại "bền vững" giữa hai cái đó? Bài Natural selection có lẽ cung cấp các đầu mối tốt hơn...


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Tâm thần

Thứ sáu, 22 Tháng mười hai năm 2006 18:58:03 ICT

Về OpenXML

LWN gần đây có một bài khá hay về OpenXML -- The next document format battleground. Bài này có một ý hay: bởi vì Microsoft đã phải sử dụng định dạng mở, nên "chiến trường định dạng tài liệu" coi như hoàn tất.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chiến thắng. Lại xuất hiện thêm một cái "RM" nữa kế bên DRM là IRM (I là Information). Vấn đề là nếu mở định dạng thì không nắm được client nữa. Không nắm được client thì không thể bảo đảm khả năng không bị truy cập trái phép. Theo bài báo, MS có hai cách để tiếp tục chiến đấu khi đã mở định dạng tập tin. Cách thứ nhất là con đường FSF vẫn miệt mài chiến đấu: luật (ở đây là DMCA).

Cách thứ hai thú vị hơn. Thay vì kiên trì bám trụ ở mặt trận software, ta từ bỏ (từ từ) mặt trận này và quay về nơi quân ta vẫn ở thế thượng phong: hardware và firmware. Phải nói đây là lĩnh vực khó xơi, bởi không như phần mềm, không phải chỉ có đầu óc với cái bàn phím là đủ, mà cần có tiền nữa. Hệ điều hành Linux, các ứng dụng GNU... đều là viết mới. Với phần cứng, "viết mới" như vậy thì không ổn vì không thể "copy" y như phần mềm. Không viết mới hoàn toàn nghĩa là sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất phần cứng. Mà nhà sản xuất phần cứng không cung cấp tài liệu thì cứ đứng đó mà reverse engineer. Một giải pháp nghe có lý nhưng không khả thi chút nào: nhà sản xuất nắm đầu ta, nhưng khách hàng nắm áo nhà sản xuất. Nếu phần đông khách hàng dùng phần mềm tự do lực lượng phát triển phần mềm không chấp nhận "blob" thì nhà sản xuất buộc phải cung cấp mã nguồn hoặc ít ra là tài liệu. Giải pháp không khả thi ở chỗ chừng nào thì các hệ điều hành tự do mới chiếm đa số thị trường?

Nhân nói chuyện FSF, FSF vừa mới ủng hộ 60.000$ cho Free Ryzom Campaign. Tuy nhiên, Chiến dịch Ryzom Tự do đã thất bại.


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | OSS

Thứ năm, 21 Tháng mười hai năm 2006 05:40:30 ICT

Tổng kết năm 2006

Năm 2006 đã trôi qua (gần hết). Bài này tóm tắt lại những sự kiện nổi bật trong năm (viết từ từ cho đến hết năm, vì còn chờ xem The 2006 Linux and free software timeline của LWN nữa)

Trước hết, trên bình diện... ờ... "quốc tế", có nhiều sự kiện đáng quan tâm:

  • Xorg phát triển mạnh. Công nghệ 3D trở thành tâm điểm, những thuật ngữ 3D như XGL, Beryl, AIXGL... thành từ thời thượng. AIXGL chính thức được đưa vào Xorg từ 7.2
  • GTK+ áp dụng Cairo. Cairo (bản đang phát triển) đang được cải thiện về hiệu năng, tốc độ để có thể sánh kịp với GTK+ 2.6 cũng như Qt 4.
  • Hạn chế về tốc độ của Ruby đã làm cho các dự án xây dựng lại Ruby "trăm hoa đua nở". Hiện ít nhất có ba nhánh chính là Ruby trên Java, .NET và YARV. Ngoài ra còn một mớ dự án thử nghiệm Ruby khác
  • Adobe phát hành Flash 9 (beta) cho Linux, đồng thời ủng hộ Javascript engine (được dùng trong Flash) cho Mozilla (dự án Tamarin)
  • Microsoft và Novell bắt tay nhau, làm dấy lên một làn sóng bất bình cũng như ủng hộ.
  • GNOME đưa Tomboy vào gói desktop, chính thức chấp nhận .NET/Mono.
  • Um... đã nói đến GPL-3 chưa nhỉ? Xem ra hết năm sau GPL-3 cũng chưa chắc đã hoàn tất. Và cho dù hoàn tất thì khả năng chấp nhận của cộng đồng cũng... um... khó xác định.
  • Dạng thức WMV3/VC-1 đã được hỗ trợ trong ffmpeg và gstreamer. Dạng thức còn lại là RealMedia
  • GAIM vẫn … chưa ra mắt GAIM 2.0 :P
  • Dự án Nouveau bắt đầu được chú ý. Dù rằng may ra đến hè năm sau mới có thể thử nghiệm được.
  • Festival hỗ trợ tiếng Việt
  • Hans Reiser bị tình nghi giết vợ và đang rao bán Namesys
  • Driver bcm43xx được đưa vào kernel

Quay lại giếng nhà, năm 2006 có nhiều cái thú vị:

  • Năm nay hack đủ thứ: dia, rhythmbox, gstreamer, jabberd, git, gtk-xvnkb, punbbonrails, cuibap, texlive... ôi..
  • Chính thức tạm biệt nanoblogger sau một năm sử dụng. Chào Cùi Bắp!
  • Ngẫu nhiên(?) rời HPT vào đúng ngày vào HPT hai năm trước.
  • Thể loại âm nhạc đang chuyển dần từ power/symphonic sang gothic/doom :D
  • Git được chọn làm SCM
  • Đảm nhận quản lý các gói Ruby trong Gentoo
  • Gần tròn một năm sau ngày rời VietLUG (30/4/2005), ngày 23/5/2006 rời VnOSS (sao mình không đợi thêm một tuần nữa cho số nó đẹp cà :D)
  • Tái khởi động vspell

Cập nhật 3 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | OSS, Linux

Thứ tư, 20 Tháng mười hai năm 2006 14:48:53 ICT

Debug kiểu Giáng sinh

Từ IRC log của dự án noveau:

03:46 < airlied> okay looks like I'll have to debug this the hardway..
03:46  * airlied takes hammer from desk..
03:46 < ajax> airlied: use both hands
03:47 < Amaranth> it's the CPU's fault, hit it too

Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | OSS

Thứ ba, 19 Tháng mười hai năm 2006 10:21:50 ICT

Trở về Mana

Bỏ mấy tháng trời, cái account cũ mất tiêu. Tạo lại account mới, chơi từ đầu. Có một thằng tự nhiên rảnh cho mình cây dagger, bao tay và áo giáp :D. Mần một hồi con nhỏ buôn điểm nó cho mình cái nón noel, coi như đủ đồ nghề.

Sau nhiều ngày mần ăn, anh đã lên được cấp 26, job 10, skill 9 (vụ soulless làm sao quên rồi).

Mana world có vẻ rộng ra. Cái thằng dẫn đường đi vào greenland trốn mất tiêu. Giờ muốn đi tới greenland phải vòng qua một vùng toàn bò cạp lục với rắn. Kể ra đó là giai đoạn khó nhất. Qua tới greenland thì tha hồ giết thỏ bông. Không qua snowland nữa vì ... chưa tới noel. Nói thành thật hơn là qua đó cũng thế, đâu đủ lực giết con nào đâu.

Nhưng thỏ bông không là tất cả. Kiếm được cái hang dơi. Tụi dơi này bụt nuôi nên hiền cũng như bụt. Chém nó quá trời mà nó cắn mình có mấy cái. Mà dơi thì nhiều, đứng một chỗ chém cũng đủ sống. Máu mất không bao nhiêu mà điểm lại tăng nhiều. Viết xong cái này cũng sắp lên cấp 27. Coi như tìm được một nơi để bế quan luyện công ... bằng bot :D Cứ cái đà này, chỉ cần luyện vài ngày là sẽ lên cấp vài chục. Hí hí


Cập nhật 3 lần. Lần cuối: Fri Aug 26 00:20:24+0003 2022

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | OSS, Linux, Game

Thứ năm, 14 Tháng mười hai năm 2006 21:33:41 ICT

Tuần chính trị

Nhiều sự kiện liên quan đến phần mềm tự do và phần mềm độc quyền. Nổi bật nhất có lẽ là ý kiến khai trừ binary module trong Linux kernel. Hai ứng cử viên số một cho đợt thanh tảo này (nếu được thực hiện) là nVidia và AMD/ATI. Các driver wireless cũng có thể gặp rắc rối, không biết ndiswrapper giải quyết vụ lùm xùm liên quan xong chưa. Lĩnh vực còn lại có thể liên quan là các thiết bị nhúng.

Liên quan đến lĩnh vực nghe nhìn, gstreamer vừa mới phát hành gst-ffmpeg 0.10.2, được kỳ vọng giải quyết vấn đề xem phim WMV3/VC-1 trong Linux, loại bỏ việc sử dụng các DLL của Windows.

Và sự kiện cuối cùng là việc Google tung ra dịch vụ tìm patent, có thể làm mọi người phải suy nghĩ lại về vấn đề patent trong Linux kernel.

À... có nên tính luôn The Free Ryzom Campaign không ta. Cái này của tuần trước. Nhưng tại không có đăng ký nên phải xem trễ một tuần.


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Linux, OSS

Thứ tư, 13 Tháng mười hai năm 2006 05:20:53 ICT

Open Graphics Project ra mắt OGD1

:http://wiki.duskglow.com//tiki-index.php?page=OGPN17

Tính mạng của cái dự án này phụ thuộc nhiều vào cộng đồng phần mềm tự do. Vì nếu không có đủ người mua thì nó sẽ phải dẹp tiệm. Không rõ còn bao lâu nữa thì cái card này mới được chính thức phát hành, nhưng đường còn xa (chưa kể đường đến Việt Nam còn xa hơn nữa, và đường từ cửa hàng vi tính về đến cái CPU thì xa tít mù).

Bạn đang đứng trước hai lựa chọn:

  • Lựa chọn nhà nghèo, ủng hộ hết mình cho dự án reverse engineer nvidia và AMD/ATI
  • Lựa chọn nhà giàu, bỏ vài trăm đô để mua một cái card OGP tầm tầm

Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Linux

Thứ hai, 11 Tháng mười hai năm 2006 18:21:55 ICT

Vâng, tôi điên

khi đâm đầu vô dự án nouveau để ráng làm cho phần driver của nó (DDX, chưa dám mơ DRI khi bà con vẫn còn trầy trật với nó) hoạt động với cái card Riva TNT cũ rích của mình.

Thiệt là kỳ thú khi quay lại với một mớ AGP, PIO, DMA, IRQ mà giờ chả nhớ gì (PIO với IRQ thôi; AGP, PCI, DMA thì chưa bao giờ rớ đến). Chưa kể vẫn không biết cách DDX liên lạc với Xorg như thế nào, với DRM như thế nào. Chưa kể đây là reverse engineering project, làm gì có đặc tả phần cứng :D

Hú hú hú! Treo bảng chó dữ cấm tới gần tiếp.

TB. Tin tốt lành đầu tiên: DDX chạy (sau khi darktama chuyển nốt phần code dư còn lại từ DDX sang DRM)


Cập nhật 3 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Hâm, Linux

Chủ nhật, 10 Tháng mười hai năm 2006 01:53:38 ICT

Python auto-complete

Chạy cái này

import rlcompleter, readline
readline.parse_and_bind('tab: complete')

Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Mánh và mẹo

Thứ bảy, 09 Tháng mười hai năm 2006 08:16:42 ICT

Free hugs

Đọc "free hugs". Hình như không thể giải thích được mấy cái này bằng lý thuyết của Darwin. Triết học Mác Lê-nin chia vật chất ra là 5(?) hình thái vật chất, trong đó cao nhất là hình thái xã hội. Lý thuyết của Darwin may ra chỉ áp dụng cho cái thứ 4. Lại nhớ đến 3 định luật Newton và công thức liên hệ vận tốc, thời gian của Einstein. Có vẻ như lý thuyết Darwin giống như mấy công thức Newton...


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Hâm

Thứ năm, 07 Tháng mười hai năm 2006 01:03:37 ICT

Thời sự âm nhạc

Có vài sự kiện đáng nói trong tuần này. Trước hết, kiếm được cái mề-đai 12 ngàn bài. Trông ... to hơn cái mề-đai 10 ngàn bài :D nhưng nhìn không mượt bằng.

Trên bảng xếp hạng tổng sắp, không rõ Apocalyptica nhường số hai cho Nightwish từ hồi nào. Dạo này không nghe Nightwish nhiều, chả hiểu. Cùng số phận "không nghe nhiều" với Nightwish là Within Temptation. Within Temptation đã để mất ngôi thứ tư về tay Blackmore’s Night. Chuyện Blackmore's Night với Within Temptation giành nhau ngôi 4,5 hay Nightwish với Apocalyptica giành nhau ngôi 2,3 đã là chuyện quá thường. Tuy nhiên nếu Within Temptation không ra album nào mới, nhiều khả năng lần này Within Temptation sẽ không thể chiếm lại hạng tư và tuột dần về sau (cùng với Nightwish?). Một bài mới phát hiện gần đây của Blackmore's Night, Wind in the Willows nghe êm dịu.

Ở dưới, DraconianTristania đã vượt hầu hết ban nhạc, ngấp nghé tốp 10 khi chiếm hai vị trí 11 và 12. Khả năng Draconian chiếm số 10 của The Cranberries là hoàn toàn có thể — càng nghe càng ghiền Draconian. Khi điều đó xảy ra, danh sách mười ban nhạc đứng đầu sẽ mang một màu xám-đen: trừ Blackmore's Night và Scorpions trong sáng ra, còn lại toàn metal với đa số là gothic metal hoặc power/symphonic metal :P

Một phát hiện mới đầu tháng 12: bài Gimme Gimme Gimme được Beseech chơi lại. Lần đầu nghe có cảm giác lạ lạ, buồn cười. Nghe lại, so sánh bản của ABBA và của Beseech, thấy bài này chơi metal nghe có vẻ hay hơn, hợp với lời nhạc hơn. Bản của ABBA chơi nhạc dance, nhanh, giọng trong. Qua tay Beseech (gothic metal) nhịp độ được giảm xuống, thay bằng giọng death, giảm ít nhất một quảng tám. Nghe ... phê :D

Quên, Lost của Haggard hổng chừng cạnh tranh được với giọng nữ của Edenbridge trong Forever Shine On

TB. Gần một tuần sau khi viết mấy dòng này, Draconian đã chính thức vượt The Cranberries để chiếm hạng mười và đang lăm le vượt luôn Moonspell


Cập nhật 5 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Nhạc

Thứ bảy, 02 Tháng mười hai năm 2006 15:39:23 ICT

Ô chữ LG #133

Ô chữ LG #133

  1. Ngang: STS
  2. :(
  3. :(
  4. point
  5. highs/honesty
  6. iwow
  7. gnunotunix
  8. hen
  9. srs
  10. :(
  11. owner
  12. :(
  13. nouns
  14. :(
  15. :(
  16. osi
  17. sepnov
  18. :(
  19. erp
  20. :(
  21. state
  22. :(
  23. nuke
  24. vague/vtr
  25. are
  26. anna
  27. treks
  28. tiot
  29. reset
  30. exvi

Kết quả LG #132 cho thấy sai tè le. Hai cái sai dễ giận là số 18 nukings và số 15 rippers


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Linux

Thứ sáu, 01 Tháng mười hai năm 2006 11:52:57 ICT

Chấm dứt chiến dịch Việt-Thảo

Cái gì có đầu thì cũng có đuôi. Hơn bốn mươi ngày kể từ khi phát động, chiến dịch kết thúc với kết quả tổng kết là "vẫn bèo nhèo như ngày nào".

Những cái được:

  • vspell được đưa trở lại vào trạng thái "đang phát triển" sau nhiều năm ngâm dấm
  • Công bố mã nguồn vspell sau khi loại bỏ SRILM
  • Hạ dung lượng bộ nhớ xuống dưới 100MB (nhờ loại bỏ SRILM, chuyển sang CMU SLM)
  • Các công cụ hỗ trợ công tác tiền xử lý và huấn luyện LM đã được tách nhỏ ra, dễ kiểm tra hơn, đỡ tốn thời gian hơn (do không phải lặp đi lặp lại cùng một công việc nhiều lần)
  • Sửa một vài lỗi trong vspell
  • Tăng khả năng "chịu đựng" (scalability) của phần huấn luyện vspell. Trước đây vspell chỉ sử dụng phần Xã hội của VnExpress từ 2000--2003. Đến nay đã có thể nuốt toàn bộ phần VnExpress đến 2003 (sau biết bao đau thương xử lý long long intdouble). Vẫn đang trợn trắng trợn tròng cố nuốt cho hết VnExpress đến 2006 (rồi ráng nuốt luôn toàn bộ kho chữ vspell)
  • Tạo kho ngữ liệu thô vspell-text và các công cụ để xử lý
  • Bắt đầu việc loại bỏ VISCII khỏi vspell và sử dụng trực tiếp UTF-8 trong xử lý

Những cái chưa được:

  • Thiếu unit-test. Thay đổi không được kiểm tra dễ dẫn đến những sai sót không đáng có
  • Phần đánh giá độ ưu tiên các từ đề nghị đã bị loại bỏ, cần thêm lại
  • UI
  • Tìm hiểu tại sao strict word checking lại cao hơn hẳn cách bình thường
  • Cài đặt LM dùng mmap để giảm lượng bộ nhớ cần thiết cũng như thời gian đọc vào bộ nhớ
  • Thêm lại phần dùng binlm của CMU SLM để đỡ hao đĩa/bộ nhớ và đọc nhanh hơn (coi chừng byte-order)
  • Làm lại phần tiền xử lý (tách câu, tách chữ, phân loại sơ bộ)

Các yêu cầu của bản snapshot đầu tiên:

  • Cài đặt như chương trình bình thường (data sẽ được phát hành riêng do mập mờ về bản quyền)
  • UI đơn giản, có thể sử dụng được để kiểm tra plain text (có lẽ cần làm cái UI của aspell?)
  • Hoàn tất kiểm tra LM tạo ra từ kho chữ vspell-text
  • Giao tiếp được với các tập tin .po (có lẽ snapshot thứ hai?)
  • Trả lời câu hỏi "Có cần ra snapshot không? Ra thì được cái gì?" (trừ khi để nhận được phản hồi về kết quả thực tế, nhưng cái này phải có LM ngon và phần tiền xử lý ngon)

Dự kiến ngày ra snapshot đầu tiên: mùng n Tết con heo.


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | vspell, Tiếng Việt