Kho tháng 8/2009

Chủ nhật, 30 Tháng tám năm 2009 22:12:23 ICT

(let loop () (println "I do not care") (loop))


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ hai, 24 Tháng tám năm 2009 14:41:01 ICT

đầy tâm trạng để.. Lacrimosa vượt Metallica. Chẹp..


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ bảy, 22 Tháng tám năm 2009 20:01:08 ICT

Sao giống đi cai nghiện quá vậy trời. Chừng nào mới quên đây?


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ sáu, 21 Tháng tám năm 2009 17:42:34 ICT

How on earth is there a ~40K lines source file?


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ sáu, 21 Tháng tám năm 2009 14:31:19 ICT

been away from Ruby for too long


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ ba, 18 Tháng tám năm 2009 21:42:38 ICT

Lâu lâu nó lại nhói 1 cái. Khổ, bao giờ mới quên


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ hai, 17 Tháng tám năm 2009 17:13:15 ICT

O&M at work, sparse checkout at home, mind blowing


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ hai, 17 Tháng tám năm 2009 11:23:50 ICT


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Chủ nhật, 16 Tháng tám năm 2009 21:48:30 ICT

pidgin's gone


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ bảy, 15 Tháng tám năm 2009 17:19:02 ICT

trụi lũi


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ sáu, 14 Tháng tám năm 2009 16:21:15 ICT

NX

Cuối cùng cũng có dịp vọc thử NX. NX là "X từ xa". Thông thường việc dùng X từ xa không có gì khó, nhưng dùng từ rất xa (xa hơn LAN) thì X chạy rất là rùa. Giải pháp thường dùng là VNC. Nhưng ai có theo dõi lượng băng thông sử dụng của VNC mới thấy ớn.

Vậy là NX. Gần đây Google thông báo NeatX làm bà con dùng NX sôi động hẳn, bởi FreeNX, bản server mã nguồn mở cho NX, khá là tệ khi sử dụng hay bảo trì (nghe nói thế). Nhưng dùng NX cơ bản thì không cần đến thế. Chỉ cần nxagent và nxproxy ở phía chạy ứng dụng, và nxproxy ở phía có X Window, là đủ. Khỏi NX server, khỏi NX client. Dĩ nhiên cần X ở cả hai phía.

Nói đến khái niệm mạng của X là dễ nói lộn. Khái niệm server/client của X nó hơi ngược với cách hiểu server/client thông thường. Để dễ nói, gọi phía A là phía chạy ứng dụng, còn phía B là phía có X Window. Phía B là phía có cái màn hình và bàn phím, còn phía A là phía ta thường phải ssh vô để chạy linh tinh. Ở phía A, ta cần khai báo biến DISPLAY để ứng dụng biết đường tìm đến phía B.

NX cơ bản có hai phần, nén và giảm round-trip. Nói phần nén trước. Nén được dùng để giảm thiểu dữ liệu truyền qua lại giữa hai máy, do nxproxy quản lý. Ở phía A, ta chạy nxproxy -C

nxproxy -C nx/nx,link=modem:3

Lệnh trên bảo mở "cửa hầm" :3. Hầm được tạo thích hợp để xài qua modem. Ở phía B, ta dùng nxproxy -S để hoàn tất mở đường hầm:

nxproxy -S A:3

Đến thời điểm này ta có được "đường hầm nén". Mỗi khi ứng dụng ở phía A cần hiện gì đó ở phía B, có thể dùng được hầm này để tiết kiệm băng thông. Ở phía B, lệnh nxproxy cần có biến DISPLAY để biết khi dữ liệu ra khỏi hầm ở B thì hiện ở đâu. Để hướng ứng dụng vào hầm, ta đặt biến DISPLAY ở phía A là :3.

Phần nén đơn giản là thế. Tuy nhiên nếu chạy ứng dụng trực tiếp thế này thì kết quả... tệ không kém X truyền thống. Phần thứ hai NX giải quyết là giảm round-trip (tăng tính phản hồi), do nxagent đảm nhiệm.

nxagent là một X server, nói đúng hơn là Xnest server. Khi chạy thực tế, ứng dụng duy nhất đi qua hầm nén ở trên là nxagent. Các ứng dụng còn lại trên A sẽ nói chuyện với nxagent như là X server.

Chạy nxagent đơn giản nhất là (ở phía A)

DISPLAY=:3 nxagent -ac :4

Lệnh trên chạy nxagent, kêu nxagent nói chuyện với "phía B" qua hầm số 3, tạo một X server mới ở DISPLAY :4. Xong, từ giờ trở đi, tất cả các ứng dụng X ở phía A nên được chạy với DISPLAY=:4. Phía B sẽ xuất hiện một cửa sổ to đùng của nxagent, y như thể dùng Xnest.

Với nxagent, có thể giữ được phiên làm việc dù có bị đứt kết nối. nxagent không ngắt tất cả X client của nó nếu X server đầu ra của nxagent tèo. Ta cũng có thể bảo nxagent tự ngắt kết nối đến X server đầu ra bằng cách gửi SIGHUP đến nxagent. Sau khi đã phục hồi kết nối đầu ra thì gửi SIGHUP lần nữa, nxagent sẽ tự động "lượm" kết nối X server đầu ra mới lên và chạy như bình thường.

Kết quả khá ấn tượng, băng thông sử dụng ở mức rất thấp (chắc có thể về gần zero luôn, nhưng tại chạy gkrellm, luôn luôn có thay đổi trên màn hình, nên băng thông không thể về không).


Cập nhật 3 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh | Linux, Mánh và mẹo

Thứ hai, 10 Tháng tám năm 2009 20:11:06 ICT

Éc.. My Dying Bride còn 2 bài nữa là vượt Within Temptation. Ẹc.. tiền (sắp) khô cháy túiiii


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ năm, 06 Tháng tám năm 2009 19:25:07 ICT

Xoè bàn tay, đếm đếm xu

Từ đầu tháng hai, viện cớ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trung ương quyết định tin học hoá quản lý tài chính với việc đưa vào sử dụng ledger.

Xài tiền dễ. Kiếm tiền khó. Đếm tiền còn khó hơn. Do thiếu kinh nghiệm kế toán (hồi đại học không thèm học môn này), từ ngày bắt đầu đếm, tiền bạc luôn thiếu trước hụt sau. Cụ thể là lần kiểm toán đầu tiên, tự nhiên... dôi ra vài đồng. Nhưng sự đời không phải lúc nào cũng đẹp thế. Các lần kiểm toán tiếp theo toàn đồng rơi đồng rớt. Đỉnh điểm là sự kiện 1/5, gần 50 đồng ra đi không xin phép (đến giờ vẫn chưa rõ dùng vào việc gì, hay nhậu xỉn bo em nào không hay).

Sự kiện 1/5 có tác động không kém 11/9 của Mỹ. Trung ương buộc phải xem xét lại tình hình và tiến hành kiểm toán thường xuyên mỗi một hoặc hai tuần. Thực tế cho thấy trung ương đã đưa ra quyết định đúng đắn, khi lượng tiền mất mát giảm rõ rệt, gần đây hầu như không mất mát.

:http://www.flickr.com/photos/pclouds/3794381987/

Không vì thế mà chủ quan khinh địch. Trung ương nhận định tình hình mới sẽ diễn biến phức tạp, rủi ro lớn là tiền... gửi xe, rất khó kiểm soát. Một rủi ro khác là tiền... nhậu (xỉn rồi quản lý cái nỗi gì). Thống kê tuần đầu tiên cho thấy 11000 đã ra đi không thèm xin phép. Tuy nhiên đảng bộ đã quyết tâm với khẩu hiệu "dù quăng xuống sông năm trăm đồng hay năm triệu đồng đều phải... ghi sổ!".

Gì thì gì. Đếm đếm cũng vui. Ví dụ nhận ra nguồn chi nhiều nhất là tiền... ăn. Lần lượt tới tiền điện tử máy móc, tiền sách, rồi tiền... nhậu. Hơi ngạc nhiên mình cũng khá khiêm tốn chuyện ăn nhậu (vỗ tay!).

Xong, đếm tiếp.


Cập nhật 2 lần. Lần cuối: Tue Aug 08 11:22:15+0011 2017

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ tư, 05 Tháng tám năm 2009 21:06:29 ICT

"I hate my life" - Cissy Bloom


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ hai, 03 Tháng tám năm 2009 19:28:32 ICT

Điểm danh

Họ hàng nhà kim khí gồm:

  • Già, khá già, Gentoo Linux, NAS (tỏi, RAM hư).
  • Dơ, 2 tuổi, Gentoo Linux (LCD sắp hư, pin hư từ lâu).
  • Nhịn, mới đầy tháng không lâu, Maemo.
  • Ì, 4 tuổi, Rockbox (tử nạn tháng 04/2010).
  • Ngứa, chưa đầy tháng, Linux.
  • Nản, gần thôi nôi, tính mạng bị đe doạ thường trực, không biết lúc nào sẽ bị liệng vào thùng rác, tội nghiệp.
  • Bụp, âm 6 tháng tuổi, FreeBSD trên VirtualBox (chết thao Dơ).
  • Sa, -1 tuổi, kế nghiệp Ì. Nhỏ xíu, Sandisk firmware (tử nạn 12/2014).
  • Trẻ, -1 tuổi 4 tháng, thay Già. Gentoo Linux (tử nạn 2014?).
  • Lành, -3 tuổi 1 tháng, sắp thay Dơ, Gentoo Linux.
  • Pi, Debian Linux, 2014/10/21.
  • Ash thay Lành từ 2016?
  • Bonchen đứng ở xa từ đầu 2020 (và từng ngấp nghé cuối 2013).
  • Trô. Thay ash.

Cập nhật 12 lần. Lần cuối: Thu Dec 10 11:13:39+0011 2020

Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ bảy, 01 Tháng tám năm 2009 18:37:29 ICT

Just for the record, I've brought home 20 books. Am I becoming a (book) shopping addict now?


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh

Thứ bảy, 01 Tháng tám năm 2009 18:28:41 ICT

At home. Feel empty...


Tác giả: pclouds | Liên kết tĩnh